8 hiểu lầm về phần mềm độc hại, xem để tránh

Cho dù bạn có hiểu biết về công nghệ đến đâu, bạn vẫn có thể dễ dàng mắc phải những quan niệm sai lầm về phần mềm độc hại. Và một khi bạn hiểu sai về các chương trình độc hại này thì các thông tin cá nhân và tài chính của bạn sẽ gặp rủi ro.

Chính vì vậy, để giữ an toàn trong thời đại internet, nơi lừa đảo và các mã độc ngày càng gia tăng, bạn cần hiểu đúng về phần mềm độc hại, nhờ đó phòng tránh kịp thời.

Vậy những lầm tưởng nào về phần mềm độc hại khiến bạn dễ bị lây nhiễm hơn hoặc tệ hơn?

Hiểu lầm 1: Virus không phải là phần mềm độc hại

hiểu lầm về phần mềm độc hại, cách ngăn phần mềm độc hại hiệu quả

Virus là bất kỳ mã độc hại nào được thiết kế để lây lan từ hệ thống này sang hệ thống khác bằng cách tự sao chép. Chúng có thể khiến hệ thống của bạn chạy chậm lại; tệ nhất, nó có thể dẫn đến hỏng dữ liệu trên toàn hệ thống.

Virus nguy hiểm đến như vậy nên trước giờ người dùng luôn tìm đến các phần mềm diệt virus để bảo vệ máy tính. Nhưng cũng vì vậy mà họ nghĩ những phần mềm độc hại khác ít nguy hiểm hơn so với virus, rồi chủ quan.

Ví dụ: Trojan có thể gây ra thiệt hại tương đương với vi-rút hoặc hơn thế nữa. Thay vì lây lan thông qua việc tự sao chép, nó có thể ngụy trang thành một chương trình hợp pháp để lừa bạn cài đặt nó. Đôi khi, Trojan có thể tạo cửa sau vào hệ thống của bạn, cho phép tin tặc thu thập dữ liệu từ bạn.

Tóm lại, phần mềm độc hại là tên gọi chung của bất kỳ mã độc nào gây hại cho máy tính của bạn và tất cả đều nguy hiểm.

Hiểu lầm 2: Chỉ những trang web không đáng tin cậy mới có phần mềm độc hại

hiểu lầm về phần mềm độc hại, cách ngăn phần mềm độc hại hiệu quả

Chỉ truy cập các trang web nổi tiếng và uy tín là một trong những cách tốt nhất để giữ an toàn trên Internet. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng đúng vì những trang web này cũng có thể bị tấn công và sau đó phát tán phần mềm độc hại.

Bạn có thể đang truy cập một trang web uy tín, sau đó nhìn thấy một quảng cáo và cho rằng nhấp vào đó là an toàn? Ồ không, nó có thể là quảng cáo độc hại vì có một kỹ thuật tấn công mạng trong đó tin tặc đặt mã độc vào một quảng cáo có vẻ hợp pháp.

Đôi khi, mã độc sẽ lây nhiễm vào thiết bị của bạn ngay khi tải quảng cáo mà bạn thậm chí không cần phải nhấp vào mã đó.

Hơi nguy hiểm nhỉ? Nhưng đây không phải là lời khuyên bạn không được nhấp vào bất kỳ quảng cáo nào. Rất nhiều trang web bạn đọc có doanh thu chủ yếu từ việc đặt quảng cáo, nếu quảng cáo hữu ích với bạn, hãy nhấp vào nhằm ủng hộ trang web.

Hiểu lầm 3: Máy Mac không thể bị nhiễm phần mềm độc hại

Mặc dù máy Windows là mục tiêu chính của các phần mềm độc hại do lượng người dùng rất lớn nhưng máy Mac vẫn là một thị trường khá lớn, đủ để tin tặc chú ý.

Máy Mac được tích hợp sẵn các tính năng chống phần mềm độc hại hoạt động hiệu quả, chẳng hạn như Gatekeeper, XProtect và Malware Removal Tool (MRT). Nhưng vẫn có thể bị xâm nhập, bạn nên cảnh giác.

Hiểu lầm 4: Điện thoại thông minh an toàn trước phần mềm độc hại

hiểu lầm về phần mềm độc hại, cách ngăn phần mềm độc hại hiệu quả

Phần mềm độc hại không phổ biến trên điện thoại thông minh vì chúng ta thường tải ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng chính thức, chẳng hạn như Google Play hoặc App Store. Các cửa hàng này sàng lọc ứng dụng để tìm mã độc để đảm bảo chúng an toàn.

Vì lý do này, nhiều người cho rằng các ứng dụng dành cho điện thoại thông minh không chứa phần mềm độc hại và thậm chí họ còn bất cẩn tải chúng xuống từ các nguồn không đáng tin cậy.

Thực tế thì cách hacker thường phát triển và phán tán mã độc trên các trang web không uy tín, và chúng có nhiều cách khiến bạn tải vào điện thoại.

Vậy nên lời khuyên là chỉ tải ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng chính thức để giữ an toàn cho thiết bị di động của bạn. Cẩn thận hơn, bạn vẫn nên cài đặt phần mềm diệt virus cho Android hoặc iOS để giúp bảo vệ thiết bị của mình.

Hiểu lầm 5: Phần mềm độc hại không có tác dụng nếu bạn không có gì quan trọng trên thiết bị của mình

Bạn nghĩ mình chả có gì quan trọng nên chả sợ các phần mềm độc hài? Cái này không đúng nhé, ít nhất thiết bị của bạn vẫn có thể bị lợi dụng để lây nhiễm sang những người khác trong danh bạ.

Phần mềm gián điệp có thể lẻn vào hệ thống của bạn và theo dõi các hoạt động. Nó có thể “tìm hiểu” thông tin ngân hàng hoặc mật khẩu khi bạn nhập thông tin trực tuyến. Sau đó gửi nó cho bên thứ ba để phân tích và tìm ra những thông tin hữu ích.

Hiểu lầm 6: Ta có thể dễ dàng phát hiện máy tính nhiễm mã độc?

hiểu lầm về phần mềm độc hại, cách ngăn phần mềm độc hại hiệu quả

Có một sự thật là Không phải lúc nào phần mềm chống vi-rút cũng phát hiện được máy tính của bạn bị nhiễm vi-rút.

Có một số cách mà phần mềm độc hại có thể ẩn khỏi phần mềm chống vi-rút của bạn.

Ví dụ: Khi phần mềm chống vi-rút của bạn chưa cập nhật, nó sẽ không thể phát hiện các mẫu virus mới nhất, từ đó dễ dàng lọt qua và lây nhiễm vào thiết bị của bạn.

Hiểu lầm 7: Tường lửa cũng tốt như phần mềm diệt virus

hiểu lầm về phần mềm độc hại, cách ngăn phần mềm độc hại hiệu quả

Tường lửa (Firewall) bảo vệ máy tính hoặc mạng của bạn khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài, nghĩa là nó chỉ có thể chặn phần mềm độc hại xâm nhập vào đó. Tuy nhiên, phần mềm chống vi-rút không chỉ chặn phần mềm độc hại mà còn loại bỏ bất kỳ phần mềm nào có thể vượt qua tường lửa của bạn.

Vậy nên bạn cần cả tường lửa và phần mềm chống vi-rút để tối đa hóa khả năng bảo vệ máy tính của mình.

Hiểu lầm 8: Chỉ cần cài phần mềm diệt virus đủ?

Không có phần mềm diệt virus nào có thể bảo vệ bạn khỏi mọi loại phần mềm độc hại.

Cho nên đừng chỉ dựa vào phần mềm chống vi-rút của bạn để thực hiện tất cả các công việc phát hiện, ngăn chặng và tiêu diệt virus. Các biện pháp phòng ngừa khác bạn có thể thực hiện bao gồm:

  • Luôn cập nhật phần mềm chống vi-rút.
  • Không mở các email và liên kết có vẻ đáng ngờ.
  • Kiểm soát quyền truy cập vào thiết bị của bạn.
  • Cập nhật tất cả phần mềm của bạn.
  • Tránh các điểm truy cập Wi-Fi công cộng.
  • Thực hiện quét toàn bộ hệ thống ít nhất một lần một tuần.
  • Không cắm flash hoặc ổ đĩa ngoài không xác định vào máy tính của bạn.

Lưu ý: Không cài đặt nhiều phần mềm diệt virus trên máy tính của bạn. Phần mềm chống vi-rút sử dụng nhiều tài nguyên máy tính, cài nhiều phần mềm khiến máy tính của bạn chậm chạp và dễ xẩy ra xung đột phần mềm.

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Biết máy tính
Logo