Thị trường lao động Việt Nam ngày càng gia tăng, có thể nói cơ hội việc làm cho người lao động ngày càng cao. Thế nhưng vì đâu mà bạn vẫn thất nghiệp, không kiếm được việc làm trong khi nhu cầu tuyển dụng lại cao?
Có gì hay? Bấm vào đây ☛
1. CV xin việc sơ sài
CV xin việc là “bộ mặt” đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá về năng lực và chuyên môn của bạn. Vì thế, đừng quên đề cập đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ và kinh nghiệm làm việc có liên quan đến lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển cũng như để lại email và số điện thoại để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc nếu bạn đủ tiềm năng.
2. Thái độ tiêu cực
Theo tâm lý chung, bạn rất dễ chán nản sau khi CV xin việc của mình bị từ chối. Thế nhưng, điều này chẳng thể làm thay đổi quyết định mà nhà tuyển dụng đã đưa ra. Vì thế, hãy tạo cho mình một tâm lý tích cực nhất có thể để săn tìm những cơ hội việc làm tiềm năng tiếp theo, đồng thời trau dồi kiến thức và chuyên môn để gây ấn tượng trong cuộc phỏng vấn. Và dù kết quả phỏng vấn thành công hay thất bại, đó cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn học hỏi thêm kinh nghiệm.
3. Chưa biết cách thể hiện bản thân
Nhà tuyển dụng sẽ nhớ bạn theo chính cái cách mà bạn thể hiện bản thân mình với họ. Vì thế, hãy khéo léo trình bày thế mạnh của bản thân, thể hiện tinh thần sẵn sàng học hỏi, lắng nghe góp ý từ nhà tuyển dụng cũng như lòng nhiệt huyết đối với vị trí mà bạn ứng tuyển. Thử đặt mình vào vị trí của một nhân viên thực thụ trong tương lai, bạn sẽ thể hiện tất cả những điều này một cách tự nhiên và dễ chiếm thiện cảm hơn.
4. Không chuẩn bị phỏng vấn kỹ càng
Trước khi đến phỏng vấn, đừng quên tìm hiểu kỹ càng những thông tin cốt lõi về công ty và vị trí ứng tuyển. Hơn nữa, bạn nên chuẩn bị và luyện tập trả lời trước những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn.
Và nhớ là, trong quá trình phỏng vấn, thay vì cằn nhằn về sếp cũ hay những vấn đề cá nhân, hãy trả lời câu hỏi thật ngắn gọn, chính xác, đi đúng trọng tâm vấn đề một cách tự tin. Ngoài ra, nếu như bạn là người có khiếu hài hước, đây chắc chắn sẽ là một điểm cộng tuyệt vời.
5. Thiếu năng lực chuyên môn
Ngay khi mới “chân ướt chân ráo” tốt nghiệp đại học và chưa có kinh nghiệm làm việc, chắc chắn bạn sẽ không phải là lựa chọn hàng đầu đối với nhà tuyển dụng đòi hỏi yêu cầu cao khi tìm việc làm. Vì thế, hãy gửi CV xin việc ứng tuyển cho những công việc thực sự tương xứng với năng lực và trình độ của bạn. Điều này sẽ có lợi cho cả hai bên.
6. Tự hạn chế nguồn tìm kiếm công việc
Hãy biết cách tận dụng những mối quan hệ xung quanh từ bạn bè, người thân hay đồng nghiệp cũ để mở rộng cơ hội tìm việc làm. Trong nhiều trường hợp, họ chính là những cầu nối uy tín giúp bạn tiếp cận được vị trí công việc ưng ý. Ngoài ra, bạn nên tích cực tham gia vào các hội chợ hoặc sự kiện việc làm để có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn cho bản thân.
Đôi khi chỉ vì mắc phải một số lỗi như trên đã khiến bạn tự rơi vào “danh sách đen” của nhà tuyển dụng. Vì thế, hãy thận trọng để tránh được những sai lầm không đáng có ngay từ những bước đầu tiên trong quá trình tìm việc làm. Chỉ cần bạn có sự chuẩn bị chu đáo và phương hướng rõ ràng, không điều gì có thể làm khó được bạn.
😌😌😌 em ngành du lịch năm ra trường. Tắt nắng luôn
Ờ đúng là khó khăn thật, nhưng mình thấy VN mình cũng đang tiêm vaccin khá rầm rộ, hy vọng việc này khiến ngành du lịch được khởi sắc hơn